Sử dụng Men Vi sinh BIOnAQUA-MV nuôi cá cảnh, động vật và bể thuỷ sinh


Mac dinh hong
Hạc đỉnh hồng bị cắn nát mào
ca Mac dinh hong
Mào đã lành, đang mọc lại.

Hình cho thấy, nước nuôi dùng BIOnAQUA-MV rất sạch, có thể kìm khuẩn gây bệnh. Con Hạc Đỉnh Hồng bị mấy con chép xơi mất gần hết cái “Đỉnh Hồng”, vẫn sống, liền vết thương khoẻ mạnh sau nhiều tháng. (Bể cá của Maiviệtbio).


Hỏi: Men vi sinh là gì?

Trả lời: men vi sinh là cách gọi thông thường gọi lọai chế phẩm sinh học có chứa thành phần chính là các vi sinh vật sống có lợi và thân thiện với con người và môi trường, với số lượng hàng tỷ  con trong 1 gam (106 đến 109 ). Tùy theo mục đích sử dụng mà vi sinh vật này có thể là vi nấm, vi khuẩn khác nhau. Chúng sẽ họat động khi được cho vào môi trường sống thích hợp (ví dụ: men sữa họat động trong sữa, làm sữa chua, men rượu, men bánh mỳ, men xử lý nước, rác thải, men tiêu hóa…)

H: Sử dụng men vi sinh cho cá cảnh có ích lợi gì?

TL: Sử dụng men vi sinh cho cá cảnh nói riêng, cho chăn nuôi, thủy sản nói chung đều rất tốt  với  môi trường và vật nuôi, người nuôi. Xin được trả lời  trong phạm vi nuôi cá cảnh.

Đối với cá cảnh: Có 2 yếu tố quyết định nuôi cá cảnh là nước nôi và thức ăn.

Nước nuôi: Hồ nuôi cá cảnh là một hệ thuỷ sinh thái nhỏ, khép kín, chúng ta thường tin là có thể kiểm soát được hệ sinh thái này, nhưng thực chất nó liên tực bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động từng ngày do nguồn thức ăn, (thức ăn tươi sống, thức ăn tổng hợp), thay nước (các tính chất hóa lý của nước nhiệt độ… ).

Chúng ta hiện chỉ có thể kiểm sóat được một phần tính chất nước (hóa, lý tính), còn thành phần hữu cơ, vi sinh trong nước thì hầu như chỉ trông chờ vào bộ lọc và các thiết bị đắt tiền, cầu kỳ khác. Vi sinh trong hồ là một thành phần thiết yếu.  Chúng tạo nên một phần sự cân bằng sinh thái cho nước, phân giải các chất thải và hữu cơ tồn dư tải xuống hồ…

Với một hồ nuôi cá cảnh thông thường thị hệ vi sinh hình thành tự nhiên  này không bao giờ đủ để làm nước trong, sạch, mất mùi tanh hôi. Hệ vi sinh sinh thái trong tự nhiên không chuyển hoá hoàn toàn các chất hữu cơ trong khoảng thời gian ngắn. Trong hồ nuôi, hệ vi sinh còn nghèo hơn. Luôn có các sản phẩm trung gian khi phân huỷ các chất hữu cơ đó là NO2, NO3, H2S, NH3… Các chất này tích tụ sẽ gây độc cho cá. Mặt khác, nước nuôi thường rất mau đục do các chất này.

Để cá không bị nhiễm độc và bệnh, thường phải thay nước 1 hoặc 2, 3 lần trong tuần. Việc thay nước thường xuyên tốn nhiều thời gian công sức và nước sạch. Ngoài ra mỗi lần thay đều có sự xáo trộn, thay đổi môi trường nước, đặc biệt là độ pH. Khi thay nước, tỷ lệ nước mới là từ 20-50%. Như vậy, nếu có mầm bệnh, thì nó vẫn sẽ tồn lưu và tiếp tục âm thầm gây bệnh cho cá.

Thức ăn : thức ăn tuơi (cá mồi, trùn chỉ, tép….) nuôi cá cảnh hiện nay chỉ có một số ít hàng đông lạnh nhập khẩu có vẻ như là thức ăn an toàn cho chúng, nhưng không phổ biến. Còn lại hầu như không kiểm soát mầm bệnh. Từ những thức ăn tươi không an toàn này nguồn bệnh được phát tán.

Ký sinh trùng, vi trùng và virút là mầm bệnh phổ biến vào mọi mùa trong năm từ tự nhiên qua trung gian mồi tươi vào bể cá. Thêm vào đó, điều kiện sống nuôi nhốt, khả năng kháng bệnh tự nhiên của cá giảm đi đáng kể.

Hệ vi sinh hình thành tự nhiên trong bể nhỏ như trên đã phân tích: chúng không mang nhiều tính ưu việt. Lại thường là các vi khuẩn có hại, những vi khuẩn có hại này thường yếu hơn nên chỉ xuất hiện ở nguồn nứơc giàu dinh dưỡng. Để khắc phục  cân bằng sinh thái hệ nước nuôi, chủ động tạo nguồn nước “như tự nhiên”  người ta đã tuyển chọn những chủng vi sinh ưu việt nhất tổ hợp nên men vi sinh xử lý nước nuôi hiệu quả.

H: Các chủng vi sinh ưu việt này có khả năng gì giúp hồ nước “như tự nhiên”: trong-sạch đẹp?

TL: 1. Chúng rất an toàn; 2. Chúng rất khoẻ mạnh và sống dai: chúng dễ sống trong nước ít chất dinh dưỡng, lấn át được vi sinh có hại; 3. Chúng phân huỷ hoàn toàn các chất hữu cơ dư thừa, nhày nhớt và chất thải tải vào nước thành CO2 và H2O, N2, như thế làm giảm hoặc hết hẳn các chất hại cá đã nêu trên; 4. Chúng tiết ra một số chất diệt nấm và kìm khuẩn khác. Nhờ vậy dùng men vi sinh ngay từ khi bắt đầu nuôi và liên tục theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, giúp cá nuôi hầu như không bị nấm, cá giống không bị cụt vây, gãy đuôi; pH rất ổn định (nước ngọt pH từ 6,5-7; Nước mặn pH từ 7,8-8).

Với người nuôi và chơi cá cảnh, nước nuôi chơi cá cảnh dùng men vi sinh theo đúng hướng dẫn giúp cho kéo dài được thời gian giữa 2 lần thay nước (có thể 2—3,4 tháng) mà vẫn yên tâm về chất lượng nước (nước trong, sạch, pH ổn định) và cá khỏe lại rất bóng đẹp,

Hỏi: Bao lâu thì bổ sung men vi sinh 1 lần?

TL: thường thì 7-10 ngày nên bổ sung 1 lần, tuy nhiên cón tuỳ mật độ cá và độ lớn của cá. Nói chung, người nuôi nhận biết tình trạng hồ nước mà gia giảm số lượng men hay thời gian cho men vào hồ.

HỎI: Tại sao hồ cá mới setup nên bổ sung vi sinh?

TL: Theo nghiên cứu, một hồ cá khi mới nuôi có hệ sinh thái chưa cân bằng, lượng amonia (gồm NH3 và NH4 – gây độc cho cá, đặc biệt NH3  rất độc) đạt mức cao nhất vào khoảng ngày thứ 13 -17 sau khi thả cá, và  giảm dần đến ngày thứ 23, 24 đạt trạng thái ổn định và không còn độc cho cá. Sở dĩ như vậy là vì hệ vi sinh trong hồ chưa có và chỉ được thiết lập sau khi thả cá vào hồ, việc chuyển hóa amonia thành nitrite, nitrate xảy ra mạnh sau ngày thứ 24 tức là khỏang sau 3 tuần nuôi, Hiện tượng cá bị ngộ độc amonia có thể chết xảy ra vào khỏang 2 tuần sau khi thả và nước có màu trắng đục được gọi là “Hội chứng hồ mới” (new tank syndrome).

Loại men này được cho ngay vào khi hồ được lắp đặt , đầy nước và chưa có cá. Việc bổ sung men vi sinh vào bể nước nuôi 1 là các vi sinh sẽ khử các chất độc (nếu có) trong nước như clo tồn dư …

HỎI: có cách nào khác để khi thả cá vào hồ mới tránh được triệu chứng hồ mới không?

TL : có, rất đơn giản, sau khi cho nước vào bể chưa có cá (nước máy), cho vào bể 1 lượng men vi sinh BIOnQUA MV là 1g/100 lít nước + 10-20g muối/100 lít + 1 ít thức ăn viên bóp nát (khỏang 10 viên nhỏ), + sục khí . Hệ vi sinh trong  BIOnQUA MV được kích hoạt, chúng sẽ hoạt động, sử dụng thức ăn viên  và làm cho nước hồ nuôi trở nên thích hợp cho cá, với cách này, chỉ sau 24 giờ, nước lúc này đã là “như tự nhiên”. Cá dễ dàng thích nghi, có thể  yên tâm thả cá vào bể.

HỎI: Để vi sinh có thể phát huy tác dụng, trong bể cần có những điều kiện gì?

TL: vi sinh cần nhiều chỗ để bám, cư ngụ và làm việc, vì vậy trong hồ nuôi cá nên để một ít sỏi, đá tự nhiên hoặc san hô, (có thể để bên trên bộ lọc) nhưng để ở trong hồ là tốt nhất,  có thể làm lọc đáy bằng các vật liệu như sỏi, cát, san hô. San hô ban đầu sẽ làm pH tăng lên, nhưng sau đó, các chất cặn sẽ lắng xuống phía dưới và được xử lý bởi vi sinh, nước sẽ trong. Sục khí thường xuyên sẽ tạo điều kiện vi sinh hoạt động tốt hơn.

HỎI: trường hợp nào không nên dùng men vi sinh:

TL: Không dùng chung men vi sinh với kháng sinh, kháng sinh sẽ giết hết vi sinh, khi cá bị bệnh nên điều trị cá trong một hồ nhỏ riêng.

Sau đợt điều trị này, nên bổ sung men tiêu hóa BIO FISH MV theo đường thức ăn cho cá nhằm làm cho cá cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, mặt khác cũng nên bổ sung men vi sinh xử lý nước BIOnQUA MV vào hồ nước nuôi để ngăn ngừa bệnh và làm sạch nước.

HỎI: vi sinh là những sinh vật rất nhỏ, vậy làm sao để phân biệt sản phẩm men vi sinh nào tốt và chưa tốt?

TL: Đúng, không thể phân biệt vi sinh bằng mắt thường, cách tốt nhất: mua những sản phẩm có địa chỉ rõ ràng,  hướng dẫn sử dụng chi tiết, có điện thọai tư vấn, bao bì bảo quản tốt, thành phần vi sinh cụ thể. Cuối cùng, dùng và so sánh.

HỎI: BIOnQUA MV dùng cho các loại thuỷ sinh nào?

TL: Cho tất cả mọi loại nước nuôi : ngọt, lợ và mặn; Dùng cho cả nuôi san hô, qùy, sao biển … nước mặn. Cho bể thuỷ sinh giúp cây sạch rêu.

http://www.maivietbio.com.vn/index.php

Post a comment or leave a trackback: Trackback URL.

Bình luận

  • hungtien  On Tháng Tư 16, 2010 at 11:45 chiều

    em mới nuôi cá, mà sao từ khi sử dụng men vi sinh bionaqua – mv cho đến nay đã 4 ngày rồi mà nước vẫn đục, mấy anh giúp em với…cám ơn mấy anh nhiều lắm

  • hungtien  On Tháng Tư 16, 2010 at 11:54 chiều

    Em xin nói thêm bể cá của em là 70x50x40, em chạy máy lọc 25w không biết có thích hợp không mấy anh?em thấy trên gói men vi sinh nói là sau 2 ngày thì nước sẽ trong lại, em chờ hoài không thấy trong, bể cá của em là bể cá thường không phải bể thủy sinh, vì em mới nuôi lần đầu mà, chân ướt, chân ráo không biết gì, nhờ mấy anh chỉ giáo giúp em, em cám ơn mấy anh thật nhiều..

  • 16bits  On Tháng Tư 18, 2010 at 2:47 chiều

    Sorry vì mình không rành các kỹ thuật này, vui lòng xem ở trang web http://www.maivietbio.com.vn/

  • maivietbio  On Tháng Chín 7, 2010 at 4:20 chiều

    To: @hungtien,
    Bạn đã rành nuôi cá bằng BUOnAQUA-MV chưa?
    nếu nước đục thì bớt đi 1/2-2/3 nước đục cho thêm nước mới vào là mau trong thôi. Quan trọng là sục khí 24/24 giờ vì men tiêu thụ ô xy nhiều, mà cá cũng cần ôxy nhiều. bạn đọc ở đây: http://www.maivietbio.com.vn/

    Chúc bạn có bể cá như ý.
    maivietbio

  • maivietbio  On Tháng Chín 7, 2010 at 4:21 chiều

    To: @hungtien,
    Bạn đã rành nuôi cá bằng BIOnAQUA-MV chưa?
    nếu nước đục thì bớt đi 1/2-2/3 nước đục cho thêm nước mới vào là mau trong thôi. Quan trọng là sục khí 24/24 giờ vì men tiêu thụ ô xy nhiều, mà cá cũng cần ôxy nhiều. bạn đọc ở đây: http://www.maivietbio.com.vn/

    Chúc bạn có bể cá như ý.
    maivietbio

  • MrChris  On Tháng Mười Một 13, 2010 at 7:07 chiều

    Cho mình hỏi sao sử dụng men vi sinh , nước đục không thấy trong mà bọt thì lẹn láng có ai bít cho mình hỏi tại sao không …

Gửi phản hồi cho hungtien Hủy trả lời